"Thật vinh dự khi được chúc mừng Grand Slam thứ 20 của cậu, Rafa!", Roger Federer gửi thông điệp chúc mừng đến Rafael Nadal, sau trận chung kết Roland Garros 2020.
Nadal cân bằng kỷ lục giành Grand Slam của Federer |
Chiều Chủ nhật vừa qua (11/10, theo giờ châu Âu), Federer đi bộ ở thành phố Milan (Italy), nhưng không quên chú ý đến diễn biến trận đấu cuối cùng giải Pháp Mở rộng, giữa Nadal với Novak Djokovic.
Chỉ là, trận chung kết diễn ra theo kịch bản đơn giản hơn những gì Federer và người hâm mộ quần vợt trên thế giới kỳ vọng.
6-0, 6-2 và 7-5, mọi chuyện được định đoạt sau 2 tiếng và 41 phút.
Trên mặt sân đất nện Philippe Chatrier ở thủ đô Paris, Nadal giành trận thắng thứ 100 trong sự nghiệp tham dự Roland Garros, và lần thứ 13 vô địch giải đấu.
Một Roland Garros kỳ lạ nhất trong lịch sử, do ảnh hưởng từ Covid-19: diễn ra vào mùa Thu, với sự khác biệt lớn về thời tiết, độ ẩm và sức nặng của quả bóng.
Những yếu tố khách quan ấy không thể ngăn Nadal tiến bước chinh phục lịch sử.
Nadal thắng dễ chung kết Roland Garros 2020 |
Chiến thắng ở Paris giúp Nadal cân bằng kỷ lục của Federer, khi giành danh hiệu Grand Slam thứ 20.
Mặt sân đất nện giống như lãnh thổ riêng của Nadal, mà không ai có khả năng thách thức. Trong 86 danh hiệu mà tay vợt người Tây Ban Nha chinh phục cho đến nay, có 61 được thực hiện trên mặt đất nện.
Huyền thoại bất tử
Ngày 5/6/2005, một huyền thoại mới ra đời trên bầu trời nước Pháp, khi Nadal ngược dòng đánh bại Mariano Puerta (3-1), vô địch Roland Garros ngay lần đầu tiên tham dự giải đấu.
Nadal không thua set nào ở Roland Garros 2020 |
Khi ấy, Nadal mới chỉ 19 tuổi và lần đầu tiên được xếp hạt giống tại một giải đấu lớn.
15 năm và 4 tháng sau, Nadal lần thứ 13 đăng quang ở Paris - giải đấu mà anh không thua set nào (lần thứ 4 anh thắng tuyệt đối giải đấu, sau các năm 2008, 2010 và 2017. Đây là một kỷ lục khác, vượt qua Bjorn Borg - với 3 lần thắng tuyệt đối).
Rafa lập kỷ lục mới về thời gian giành Grand Slam đầu tiên cho đến chức vô địch gần nhất ở quần vợt nam, vượt qua mốc 14 năm và 7 tháng của Federer.
Nếu tính cả giải nữ, chỉ có Serena Williams là người duy nhất có "tuổi thọ Grand Slam" kéo dài hơn Nadal. 23 danh hiệu lớn của cô được thực hiện trong 17 năm.
Huyền thoại về Nadal sẽ còn tiếp tục |
Kể từ 2003 đến nay, Grand Slam là thế giới riêng của Federer, Nadal và Djokovic. 69 cuộc tranh tài đã diễn ra, và họ ẵm 57 chức vô địch.
Các tay vợt không thuộc "Big 3" vô địch trong 69 kỳ Grand Slam gần nhất: Andy Roddick (US Open 2003), Gastón Gaudio (Roland Garros 2004), Marat Safin (Australian Open 2005), Juan Martín del Potro (US Open 2009), Andy Murray (US Open 2012, Wimbledon 2013 và 2016), Marin Cilic (US Open 2014), Stan Wawrinka (Australian Open 2014, Roland Garros 2015 và US Open 2016) và Dominic Thiem (US Open 2020). |
Có nghĩa là "Big 3" chỉ để tuột 12 danh hiệu vào tay các đồng nghiệp khác (8 người).
Dominic Thiem là người duy nhất không nằm trong "Big 3" giành Grand Slam trong vòng 4 năm qua, khi đoạt US Open 2020.
Tuy nhiên, đây là giải đấu mà Nadal và Federer không dự, trong khi Djokovic bị loại vì đánh bóng trúng trọng tài dây.
Trong nhóm "Big 3", Nadal đoạt nhiều Grand Slam nhất sau sinh nhật 30, với 6 lần. Djokovic (5) và Federer (4) lần lượt xếp phía sau.
Tuổi tác rõ ràng không phải vấn đề lớn với Rafa.
20 Grand Slam, 35 danh hiệu Masters 1.000, ở tuổi 34, Nadal chắc chắn còn tiếp tục viết câu chuyện về chiến binh bất tử.
Thiên Thanh
Rafael Nadal giành chiến thắng chóng vánh 3-0 (6-0, 6-2 và 7-5) trước Novak Djokovic để lần thứ 13 vô địch Roland Garros, đồng thời cân bằng kỷ lục 20 danh hiệu Grand Slam của Roger Federer.
" alt=""/>Rafael Nadal giành Roland Garros, huyền thoại bất tử2. Công bằng mà nói trận thua 0-3 mà thầy trò HLV Mai Đức Chung nhận trước tuyển nữ Mỹ có phần may mắn, bởi các nhà ĐKVĐ bỏ lỡ nhiều cơ hội hay quá cầu toàn ở khâu dứt điểm.
Dù vậy, tuyển nữ Việt Nam không phải quá thụ động trong một trận đấu phần lớn thời gian nhìn đối thủ chơi bóng. Trái lại, các học trò của HLV Mai Đức Chung thi đấu một cách chủ động.
Tuyển nữ Việt Nam đá phòng ngự chủ động, đeo bám quyết liệt, giữ cự ly đội hình tốt và quan trọng nhất không quá bối rối trước sức ép từ đội bóng ĐKVĐ.
Tuy nhiên, điểm sáng rất lớn và được coi như chìa khoá thành công là thể lực của tuyển nữ Việt Nam tốt hơn hẳn so với trước đây. Hụt hơi, không đua được tốc độ cũng xảy ra nhưng có thể trụ vững trong hơn 100 phút thi đấu là điều đáng ghi nhận.
3. Những gì các học trò của HLV Mai Đức Chung thể hiện trước tuyển Mỹ xứng đáng được ghi nhận, ngợi khen. Nhưng trên hết kết quả trận ra quân mang đến cho tuyển nữ Việt Nam niềm tin rất lớn trong chặng đường còn lại tại World Cup nữ 2023.
Có thể 2 trận đấu gặp đương kim á quân Hà Lan và Bồ Đào Nha sẽ khó khăn chẳng kém hoặc thua đậm hơn. Đơn giản vì các đối thủ dè chừng hay giữ sự tôn trọng đối với thầy trò HLV Mai Đức Chung, nhưng mục tiêu cao nhất mà tuyển nữ Việt Nam đặt ra hoàn toàn có thể đạt được.
Mục tiêu ấy không gì hơn là vượt qua giới hạn của bản thân hay một bàn thắng, thậm chí có điểm trong lần đầu dự World Cup cũng chưa biết chừng.
Tuy nhiên, đó là chuyện tính sau còn lúc này tuyển nữ Việt Nam chắc chắn rất tự tin và sẵn sàng nghĩ về kỳ World Cup kế tiếp khi chơi không tệ trước các đội bóng hàng đầu Thế giới.